Python Variables (Biến)

Python | Lập Trình PHP | 10/02/2020 | 2290 |


Khai báo biến trong Python

Tạo biến:

Biến là các nơi chứa được tạo ra để lưu trữ giá trị dữ liệu.

Không giống như các ngôn ngữ lập trình khác, Python không có lệnh khai báo một biến.

Một biến được tạo vào thời điểm đầu tiên bạn gán giá trị cho nó.

 

Ví dụ:

x = 8

y = "Hello"

print(x)

print(y)

Các biến không cần được khai báo với bất kỳ loại dữ liệu nào và thậm chí có thể thay đổi loại dữ liệu sau khi chúng đã đặt giá trị.

Ví dụ:

x = 8           # x thuộc kiểu dữ liệu int (số)

x = "Hello" # x thuộc kiể dữ liệu string (chuỗi)

print(x)

Biến chuỗi có thể được khai báo bằng cách sử dụng dấu ngoặc đơn hoặc dấu ngoặc kép.

Ví dụ:

x = "Hello"

x = 'Hello'

# Hai khai báo trên là như nhau

 

Tên biến:

Một biến có thể có một tên ngắn (như x và y) hoặc một tên mô tả nhiều hơn (tuoi, ngay_sinh, ho_va_ten). Quy tắc cho các biến Python:

  • Tên biến phải bắt đầu bằng một chữ cái hoặc ký tự gạch dưới.
  • Một tên biến không thể bắt đầu bằng một số.
  • Tên biến chỉ có thể chứa các ký tự chữ và số dưới (A-z, 0-9 và _)
  • Tên biến là phân biệt chữ hoa chữ thường (ngay_sinh và NGAY_SINH là hai biến khác nhau).

Chú ý: Tên biến phân biệt chữ HOA, chữ thường.

 

Gán giá trị cho nhiều biến:

Python cho phép bạn gán giá trị cho nhiều biến trong một dòng:

Ví dụ:

x, y, z = "ho_ten", "ngay_sinh", "tuoi"

print(x)

print(y)

print(z)

Chúng ta cũng có thể gán cùng một giá trị cho nhiều biến trong một dòng:

Ví dụ:

x = y = z = "Giá trị biến"

print(x)

print(y)

print(z)

 

Xuất giá trị biến:

Câu lệnh print trong Python thường được sử dụng để xuất giá trị của biến.

Để kết hợp cả văn bản và biến, Python sử dụng ký tự +:

Ví dụ:

x = "Nguyễn Văn An"

print("Xin chào " + x)

#Output: Xin chào Nguyễn Văn An

Bạn cũng có thể sử dụng ký tự + để nối 2 chuỗi kí tự:

Ví dụ:

x = "Xin chào "

y = "Nguyễn Văn An"

z =  x + y

print(z)

#Output: Xin chào Nguyễn Văn An

Nhưng đối với số thì nó sẽ là một phép toán:

Ví dụ:

x = 5

y = 10

print(x + y)

#Output: 15

Nếu 1 chuỗi + với 1 số thì sẽ báo lỗi.

Ví dụ:

x = 5

y = "Hello"

print(x + y)

#Output: TypeError: unsupported operand type(s) for +: 'int' and 'str'

 

Biến toàn cục:

Các biến được tạo bên ngoài hàm (như ở các ví dụ ở trên) được gọi là các biến toàn cục.

Biến toàn cục có thể được sử dụng bởi tất cả mọi người, cả bên trong và bên ngoài các hàm.

Ví dụ: Tạo một biến bên ngoài hàm và sử dụng nó bên trong hàm

x = "Nguyễn Văn An"

def myfunc():

print("Xin chào " + x)

myfunc()

# Output: Xin chào Nguyễn Văn An

# Chú ý: Hàm print() phải thục vào trong vì nó là nội dung của hàm myfunc()

Nếu bạn tạo một biến có cùng tên bên trong hàm, biến này sẽ là cục bộ và chỉ có thể được sử dụng bên trong hàm. Biến toàn cục có cùng tên sẽ vẫn như cũ (không thay đổi giá trị)

Ví dụ: Tạo một biến bên trong một hàm, có cùng tên với biến toàn cục

x = "Nguyễn Văn An"

def myfunc():

x = "Nguyễn Văn Bình"

print("Xin chào " + x)

myfunc()

print("Xin chào " + x)

#Output:

# Nguyễn Văn Bình

# Nguyễn Văn An

Từ khóa global:

Thông thường, khi bạn tạo một biến bên trong một hàm, biến đó là cục bộ và chỉ có thể được sử dụng bên trong hàm đó.

Để tạo một biến toàn cục bên trong một hàm, bạn có thể sử dụng từ khóa global.

Ví dụ:

def myfunc():

global x

x = "Nguyễn Văn Bình"

myfunc()

print("Xin chào " + x)

#Output: Xin chào Nguyễn Văn Bình

Ngoài ra, sử dụng từ khóa global nếu bạn muốn thay đổi giá trị biến toàn cục bên trong hàm.

Ví dụ:

x = "Nguyễn Văn An"

def myfunc():

global x

  x = "Nguyễn Văn Bình"

myfunc()

print("Xin chào " + x)

#Output: Xin chào Nguyễn Văn Bình